Sau
hơn 1 năm triển khai đề án thí điểm đã đi đúng hướng và đạt được những
hiệu quả tích cực. Về cơ sở vật chất bưu điện tỉnh đã đầu tư nhà làm
việc, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân sự để thực hiện đề án tại
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 15/17 Bộ phận một cửa cấp huyện;
11/220 Bộ phận một cửa cấp xã. Ngoài ra, việc hướng dẫn, chuyển giao
nhiệm vụ; công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng; bố trí nhân viên bưu
điện thực hiện nhiệm vụ chuyển giao; quản lý và thực hiện các nhiệm vụ
về kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) tại Bộ phận một cửa các cấp sau
khi chuyển giao đều được quan tâm và chú trọng thực hiện. Kết quả tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC sau khi chuyển giao Bưu điện
thực hiện, đối với nhiệm vụ này nhân viên bưu điện bước đầu đảm bảo thay
thế công chức trong việc tiếp nhận hồ sơ.
Công
tác tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ Bưu chính
công ích (BCCI) góp phần nâng cao hiệu quả xử lý TTHC tại các đơn vị,
địa phương và tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Năm 2020, có
302/1.857 TTHC thuộc Danh mục TTHC tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải
quyết qua dịch vụ BCCI trên địa bàn tỉnh Gia Lai phát sinh hồ sơ tiếp
nhận/trả kết quả giải quyết qua dịch vụ BCCI, tăng 113 TTHC so với năm
2019, đạt tỷ lệ 16,26%, tăng 39,57% . Tổng số hồ sơ tiếp nhận, trả kết
quả qua tất cả các hình thức của 302 TTHC nêu trên là 70.497 hồ sơ tiếp
nhận và 223.684 hồ sơ trả kết quả. Trong đó, tổng số hồ sơ được tiếp
nhận qua dịch vụ BCCI là 28.357/70.497, đạt tỷ lệ 40,22%, tăng 142,73%
so với năm 2019; tổng số kết quả giải quyết được trả qua dịch vụ BCCI là
99.038/223.684 hồ sơ, đạt tỷ lệ 44.28%, tăng 28,57% so với năm 2019.
Tại
hội nghị đại diện các sở, ngành, địa phương đã tập trung đánh giá những
kết quả đạt được cũng như chỉ ra những điểm hạn chế, khó khăn khi triển
khai đề án thí điểm. Qua đó kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm
phát triển và thực hiện có hiệu quả trong thời gian tới.
Phát
biểu tại hội nghị, đồng chí Đỗ Tiến Đông ghi nhận những kết quả đạt
được trong giai đoạn đầu triển khai đề án. Đồng thời, nhấn mạnh việc
chuyển giao phải gắn với kiểm soát, kiểm tra, trách nhiệm thực hiện
thường xuyên, tập huấn và tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ BCCI, dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3,4. Nêu rõ trong thời gian tới vẫn tiếp tục thực hiện
mô hình này, trên cơ sở đề án thí điểm sẽ triển khai thành kế hoạch có
lộ trình, nhiệm vụ, thời gian, giải pháp, có đơn vị chủ trì và phối hợp
cụ thể. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng yêu cầu Trung tâm hành
chính công, Bưu điện tỉnh và các đơn vị liên quan phối hợp đưa ra các
giải pháp để khắc phục những hạn chế khó khăn còn tồn tại./.