Ngày
23/12/2016 UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 966/QĐ-UBND phê
duyệt Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn tỉnh Gia Lai đến năm 2025 và
tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu phấn đấu sản xuất rau trở thành một
ngành phát triển theo hướng chuyên canh, mang lại thu nhập cao, gắn sản
xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các vùng sản xuất RAT tập
trung, tiến tới sản xuất rau sạch đảm bảo cung cấp RAT cho thị trường
trong và ngoài tỉnh.Tập trung phát triển, tăng nhanh diện tích sản xuất
RAT; trước tiên là ở các vùng có đủ điều kiện về đất đai, nước tưới, môi
trường cho sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất tập trung chuyên canh,
có các điều kiện thuận lợi như: có truyền thống, kinh nghiệm sản xuất
rau các loại, cơ sở hạ tầng đầy đủ, thị trường tiêu thụ thuận lợi,...
Để đạt được mục tiêu trên cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu, đó là:
-
Tăng cường hoạt động tuyên truyền quảng bá về chương trình phát triển
rau an toàn; Duy trì và phát triển mô hình liên kết: Khuyến nông - hợp
tác xã - doanh nghiệp - nông dân, ký kết hợp đồng tư vấn, hợp tác sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở các bên cùng có lợi.Thực hiện chính
sách hỗ trợ rủi ro do sâu bệnh gây hại theo mức giảm năng suất thực tế
so với sản xuất đại trà khi thực hiện mô hình áp dụng quy trình sản xuất
rau an toàn; Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư các tiến bộ kỹ thuật cho sản
xuất, sơ chế rau an toàn.
-
Hỗ trợ cho các tổ chức sản xuất kinh doanh rau an toàn một số chính
sách như: Chính sách đầu tư, tín dụng; chính sách về thuế; chính sách
đất đai…
-
Đối với những vùng rau tập trung quy mô từ 20 ha trở lên: Lựa chọn các
vùng tập trung có diện tích lớn và điều kiện thuận lợi để ưu tiên đầu
tư cơ sở hạ tầng khép kín và tác động các giải pháp đồng bộ nhằm hình
thành các vùng sản xuất RAT tập trung trọng điểm. Những vùng rau tập
trung quy mô từ 15 ha đến dưới 20ha/vùng: Cải tạo, đầu tư một phần cơ
sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất RAT. Những vùng quy mô dưới
15 ha: Cải tạo một số hạng mục cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ sản xuất RAT
như: Cải tạo kênh mương, đầu tư giếng khoan, đường ống dẫn nước, điện
phục vụ sản xuất, tu sửa bờ vùng, bờ trục…
-Tăng cường các hoạt động về thanh tra, giám sát: Các huyện, thị xã,
thành phố vùng rau thực hiện thanh tra, kiểm tra với sự phối hợp và
hướng dẫn của Chi cục Quản lý chất lượng Nông, lâm sản và thủy sản và
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trong thanh tra, kiểm tra vệ sinh
an toàn thực phẩm và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) tại địa
phương. Tại các huyện, thị xã, thành phố lập tổ kiểm tra giám sát trực
thuộc phòng Kinh tế hoặc phòng Nông nghiệp. Đối với cơ sở sản xuất: Xây
dựng các nhóm nông dân sản xuất RAT tự quản và tự giám sát lẫn nhau.
Hình thức này huy động cả cộng đồng trồng rau an toàn vào công tác giám
sát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các trường hợp cố tình vi phạm, để
đảm bảo uy tín về chất lượng rau an toàn của nhóm hộ, của HTX... Khuyến
khích thành lập các tổ chức độc lập giám sát và cấp giấy chứng nhận sản
xuất, sơ chế, chế biến RAT theo tiêu chuẩn VietGAP. Khuyến khích các
HTX, doanh nghiệp sản xuất RAT tự đánh giá và giám sát nội bộ.
-
Đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa: Tuyên truyền để nâng cao nhận
thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh RAT về tầm quan trọng
và lợi ích của việc đăng ký, bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá của
mình. Khuyến khích các cơ sở sản xuất, cá nhân thực hiện đăng ký, bảo
hộ thương hiệu, nhãn hiệu RAT của mình. Những cơ sở sản xuất kinh doanh
RAT có đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu, công bố chất lượng sản phẩm...
mới được đăng quảng cáo trên đài, báo của tỉnh. Thành lập bộ phận, hoặc
cá nhân chuyên tư vấn cho các cơ sở về đăng kí thương hiệu, nhãn hiệu và
bảo hộ nhãn hiệu RAT. Bộ phận, hoặc cá nhân này là một thành phần của
bộ phận khuyến nông về phát triển sản xuất RAT.
Chi tiết nội dung Quyết định số 966/QĐ-UBND xem file đính kèm.
(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Gia Lai)