- Chủ
trì, phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện kế hoạch tiếp nhận kiều bào; báo
cáo đề xuất thật cụ thể trang thiết bị, cơ sở vật chất y tế của các điểm cách
ly tập trung ở khu vực biên giới.
- Sở
Y tế (Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống Covid-19) chủ
trì, phối hợp các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai công
tác chuẩn bị tại các cơ sở điều trị theo các cấp độ cao nhất để sẳn sàng ứng
phó với dịch Covid-19.
2. Sở
Ngoại vụ:
- Nắm
tình hình và đề nghị các Tập đoàn, Công ty, Doanh nghiệp của Việt Nam hiện đang
kinh doanh, sản xuất ở trên địa bàn 3 tỉnh Đông Bắc Campuchia khẩn cấp hỗ trợ
lương thực, nhu yếu phẩm, thiết bị y tế, khẩu trang, nước sát khuẩn… để phòng dịch
cho lao động là người Việt Nam của các công ty đang ở Campuchia, nhất là số người
đang bị cách ly, điều trị; đồng thời tuyên truyền cho người lao động Việt Nam
đang công tác, lao động sản xuất thuộc các Tập đoàn, Công ty, Doanh nghiệp của
Việt Nam yên tâm ở lại Campuchia lao động, làm việc, không tìm cách nhập cảnh
trái phép về Việt Nam.
- Chủ
trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên
phòng tỉnh, Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh, Sở Y tế để triển khai thực hiện việc
hỗ trợ nhu yếu phẩm, thiết bị y tế, khẩu trang, nước sát khuẩn… cho kiều bào
thông qua Hội Việt kiều của 2 tỉnh Ratanakiri và Strung Treng hoàn thành trước
ngày 30/4/2021.
3. Sở
Thông tin và Truyền thông, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai,
Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan báo
chí của trung ương, các ngành thường trú trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng để thân nhân của người lao động hiện
đang làm việc ở Campuchia biết và tuyên truyền cho người thân đang lao động ở
Campuchia yên tâm ở lại Campuchia lao động, làm việc, không tìm cách nhập cảnh
trái phép về Việt Nam qua các đường mòn, lối mở trên biên giới vi phạm luật
pháp sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của luật pháp.